Nguyên nhân và các phòng tránh bệnh thán thư ở cây cà phê
- Thán thư là một loại bệnh hại trên cây cà phê, nguyên nhân gây ra do loại nấm Colletotrichum. Nó gây hại trên toàn bộ các bộ phận từ lá, cành, chồi non, quả non, nhiều nhất ở phần quả. Trên bộ phận bị bệnh của cây thường xuất hiện các vết đốm lớn màu nâu xẫm, có viền nâu đỏ. Bệnh thán gây ảnh hưởng nặng nề đến năng suất cũng như chất lượng cây cà phê.
- Hậu quả bệnh thán thư:
+ Cây mất khả năng hấp thụ ánh sáng ảnh hưởng quá trình quang hợp.
+ Khô cành, cháy lá, rụng lá sớm.
Khô cành, chết cây, gây giảm năng suất cà phê
+ Rụng trái non, thối trái, khô trái, tàn lụi hoa...
+ Suy kém khả năng sinh trưởng và phát triển, suy giảm năng suất và chất lượng. Những cây bệnh nặng có thể chết cây.
Bệnh thán thư gây khô, thối, rụng trái non cà phê.
- Thời điểm gây bệnh:
Thường xảy ra vào mùa mưa, nắng nóng sau những cơn mưa rào và ban đêm. Bào tử nấm nảy mầm và phát triển ở nhiệt độ cao hơn, từ 20-35 độ C trở lên. Lây lan nhanh chóng do mưa, gió, tác nhân động vật hoặc do con người chăm sóc.
- Dấu hiệu bệnh thán thư:
+ Trên trái: Bệnh thường phát triển mạnh ở giai đoạn trái trưởng thành. Tại gần cuống trái hoặc điểm tiếp xúc giữa hai trái với nhau (những nơi dễ bị nước đọng lại). Ban đầu vết bệnh chỉ là một đốm tròn nhỏ màu đen, hơi lõm xuống. Trái bị thối có thể trông hơi hồng và trũng xuống. Sau đó lan rộng khắp vỏ trái ăn sâu vào trong nhân làm thối, khô đen và rụng sớm. Nhưng nếu cây khỏe và khỏe mạnh thì cây vẫn phải sống sót nếu được chăm sóc thích hợp.
Biểu hiện của thán thư trên lá, quả của cây cà phê.
+Trên lá: Ban đầu vết bệnh là những đốm tròn màu nâu đen xuất hiện trên các cành hoặc đầu lá, và cũng có thể gây ra hiện tượng chùm lá sau đó lan rộng dần, trên đó có các vòng đồng tâm. Nếu nặng các vết bệnh liên kết lại với nhau thành từng mảng khô, màu nâu sẫm hay nâu đen. Cây có thể làm cho lá sớm rụng, đôi khi làm rụng lá hoàn toàn cây bị bệnh
+Trên cành: Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm nhỏ màu nâu hơi lõm xuống ở những đốt giữa cành. Sau đó bắt đầu lan rộng hết chiều dài của đốt. Bệnh thường tấn công những cành nhỏ đang hóa gỗ, nếu nặng có thể gây hại cả những cành lớn và thân cây. Những vị trí bị bệnh chuyển thành màu nâu đen, làm lá bị rụng, cành bị khô rồi chết. Nếu sự phát triển mới xuất hiện sau khi nhiễm bệnh thán thư, các cành cây có thể bị xoắn hoặc thắt nút. Hầu hết các cây sẽ sống sót sau khi nhiễm bệnh thán thư nhẹ. Còn những cây nặng thì sẽ nhanh chết.
- Biện pháp phòng trị bệnh thán thư trên cây cà phê.
+ Chọn giống cây cà phê khỏe và sạch bệnh.
+ Trồng cây mật độ vừa phải, không quá dày, cắt tỉa tạo tán để tạo độ thông thoáng vườn.
+ Thường xuyên tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, tỉa bỏ những cành nằm sâu trong tán lá không có khả năng ra quả, cành già tạo cho cây thông thoáng.
+ Theo dõi vườn, khi thời tiết ấm và ẩm cần tiến hành phun thuốc. Một loại thuốc trừ nấm bệnh từ dinh dưỡng nano lưu huỳnh, khá tốt để đối phó với nhiễm trùng nấm.
+ Tạo không gian luôn thông thoáng và khô ráo vào mùa mưa, thoát nước tốt, tránh ngập úng.
+ Tưới đủ nước cho cây, thời điểm phù hợp tránh ảnh hưởng đến sự phân hóa mầm hoa.
+ Bón phân đúng cách, cân đối và hợp lý giữa đạm, lân, kali (NPK). Bổ sung các nguyên tố trung vi lương hợp lý như Mg, Ca, Bo, Mg, Zn… giúp cây phát triển mạnh và ngăn ngừa nhiễm trùng.
+ Sử dụng nấm đối kháng phối trộn phân hữu cơ để bón cho cây cà phê.
+ Khi bệnh xuất hiện mức độ cao, cần lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) phun xịt hợp lý theo hướng dẫn của nhà thuốc BVTV tùy vào mức độ.