CÂY SẦU RIÊNG CẦN GÌ Ở GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI ?
Sầu riêng đang dần khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế nông sản của bà con Tây Nguyên khi diệ tích ngày càng tăng một cách nhanh chóng. Song song với đó là giá cả ngày càng cao mang đến nguồn kinh tế cao cho bà con nơi đây.
Là loại nông sản có diện tích chỉ đứng sau cà phê nên càng được chú trọng và chăm sóc một cách kĩ lưỡng đối với loài cây khó tính này. Do đó, ở từng giai đoạn thì bà con cần chú ý đến lượng dinh dưỡng, nguồn nước, kĩ thuật chăm sóc thật kĩ lưỡng để đạt năng suất cao.
√ DINH DƯỠNG :
- Giai đoạn trước khi nuôi trái: Trước khi ra mắc cua thì bà con đã phải bổ sung dưỡng chất đảm bảo cây và dàn lá thật khỏe. Cần thúc cho dàn lá già trước thời gian xổ nhụy, giai đoạn này cây đã ra được 1 lần đọt giảm được tình trạng đi đọt khi nuôi trái dẫn đến bị rụng hoặc tỉ lệ rụng thấp.
- Sau khi cây xổ nhụy, nuôi trái non cần cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho cây. Nếu thiếu hụt ở giai đoạn này cây sẽ bị suy không đủ dưỡng chất nuôi thân và trái dẫn đến bị rụng trái non.
- Việc bón phân cho cây sầu riêng trong giai đoạn nuôi trái cũng cần có kỹ thuật, giai đoạn cụ thể thì cây sầu riêng sẽ không bị hiện tượng rụng trái non, chai sượng múi dẫn đến giảm năng suất và chất lượng thành quả. Thường bà con sẽ chia thành 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Khi trái vừa xổ nhụy tầm 30 - 40 ngày.
- Bà con cần cung cấp NPK với hàm lượng bằng nhau ( phân NPK 3 số) để giúp tăng độ phì của trái.
Giai đoạn 2: Khi trái 60 ngày.
- Bà con nên cung cấp cho cây phân bón với tỷ lệ Đạm và Kali cao để tạo bộ khung và màu xanh đặc trưng của trái. Đối với Kali bà con chỉ được bón Kali Sulphate (K2SO4), không được bón Kali Clorua (KCl) vì KCl sẽ làm cho trái bị sượng múi và làm giảm mùi thơm của trái.
Giai đoạn 3: trái sau 90 ngày.
- Ở giai đoạn này thì đã gần đến đích, bà con cần tập chung làm thành phẩm cơm cho trái. Bổ sung Kali để giúp trái chuyển hóa nhanh lượng tinh bột và tăng phẩm chất trái tạo màu sắc vỏ trái bóng đẹp.
- Sau giai đoạn tăng trưởng là giai đoạn trái ổn định và chín. Ngoài việc bón phân NPK thì bà con cần bổ sung thêm các nguyên tố trung vi lượng cho cây, để bộ lá có thể quang hợp tốt hơn.
- Ngoài việc chủ động chăm sóc trái thì trong suốt quá trình phát triển của trái, có rất nhiều yếu tố tác động làm cho cây bị rối loạn sinh lý, trái bị sượng.Việc bón phân vừa đủ, đúng lúc rất quan trọng. Khi bà con cung cấp dinh dưỡng không cân đối như thừa đạm sẽ kích thích cây ra lá non, gây nên sự cạnh tranh dinh dưỡng làm cho trái phát triển kém gây ra tình trạng bị sượng. Hay do sâu bệnh gây hại cũng có thể làm cho trái bị sượng, hư múi, thành phẩm không đạt.
• Lưu ý: Tùy vào từng loại sầu riêng Ri6 hay Monthong (Thái), bà con cần cân chỉnh ngày để làm cho phù hợp. Đối với sầu riêng Monthong (Thái) là 125-135 ngày và đối với sầu riêng Ri6 là 105-115 ngày. Khi bón phân nên chia thành 2 lần để giúp cây hấp thu tốt hơn, giảm hao hụt do bốc hơi hay bị rửa trôi khi tưới nước. Bà con cần kết hợp kiểm tra vườn và phun kết hợp các loại thuốc bón qua lá, phòng trừ côn trùng có hại để nâng cao năng suất.
√ NGUỒN NƯỚC :
- Trong suốt quá trình nuôi trái bà con cần phải cung cấp đầy đủ nước cho cây sau khi bón phân. Tưới nước là giải pháp giúp cây tăng sự hấp thu phân bón.
- Tránh trường hợp lúc cây đang bị thiếu nước nếu gặp những cơn mưa trái mùa đột ngột sẽ làm cho cây bị sốc nước và cây sẽ bị rụng trái. Nếu gặp những cơn mưa to trong giai đoạn này, cần phải đảm bảo có hệ thống thoát nước tốt cho vườn cây.
- Lượng nước tưới phải được tăng từ từ qua các lần tưới và xuyên suốt giai đoạn nuôi trái. Đặc biệt trong thời kỳ quả lớn nhanh yêu cầu độ ẩm cao khoảng 70-90%.
-Nếu không được cung cấp đủ độ ẩm cây sẽ bị rụng trái.Và giảm lượng nước khi trái lớn và chuẩn bị cho thu hoạch để tập trung làm cơm mau già.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: Vật Tư Nông Nghiệp Trọng Nghĩa
Hotline: 0948 19 7070 - 0988 472 384 (Nghĩa)
Điạ chỉ: Thôn Bình Thành 5, Xã Bình Thuận, Tx Buôn Hồ, Đắk Lắk (ngay đèo Hà Lan)