NÊN SỬ DỤNG NPK VÀ TRUNG VI LƯỢNG NHƯ THẾ NÀO TRONG CÂY TRỒNG ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ
NÊN SỬ DỤNG NPK VÀ TRUNG VI LƯỢNG NHƯ THẾ NÀO TRONG CÂY TRỒNG ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ
Cây trồng sinh trưởng và phát triển tối đa cần được hấp thu đầy đủ 14 loại dinh dưỡng hóa học, trong đó tùy vào mức độ dinh dưỡng cây trồng hấp thu được chia làm 3 nhóm và được kí hiệu:
- Nhóm đa lượng: N (Đạm), P (Lân), K (Kali). Là nhóm các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cây trồng cần nhiều.
- Nhóm trung lượng: Lưu huỳnh (S), Canxi (Ca), Magiê (Mg), Silic (Si).
- Nhóm vi lượng: Mangan (Mn), Đồng (Cu), Bo (B), Kẽm (Zn), Sắt (Fe), Molypden (Mo), Clo (Cl).
Tùy vào thành phần của từng loại phân bón, trên bao bì sẽ có ghi những loại dinh dưỡng khác nhau.
Dựa vào thành phần dinh dưỡng trên bao bì để chọn loại phân phù hợp cho từng giai đoạn cây: Ví dụ:
♦ Phân đạm là một loại phân vô cơ chứa chất dinh dưỡng cần thiết và rất quan trọng là Nitơ. Cần cho quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây tăng trưởng mạnh : đâm chồi, đẻ nhánh, vươn lóng. Đặc biệt là cây có sinh khối lớn và cây lấy thân lá.
Công dụng:
- Cấu tạo diệp lục tố, lá quang hợp mạnh tăng năng suất cây trồng.
- Thúc đẩy cây tăng trưởng, phát triển thân, lá, kích thích đẻ nhánh, chồi…
Nên khi cây con cần phát triển đọt - lá thì nên dùng phân NPK có hàm lượng Đạm cao như 30-10-10 , 20-10-10 …
♦ Phân lân là một loại phân bón vô cơ cung cấp Photpho cho cây trồng. Cần cho quá trình hình thành rễ, ra hoa, củ, dày lá, cứng thân, nở gốc…. Là loại phân cần thiết cho cây thứ trồng, chỉ xếp hai sau phân đạm về số lượng được bón cho cây.
Công dụng:
- Bón đủ lân sẽ giúp cây tăng trưởng, sinh trưởng tốt, ra nụ và hoa sớm, cho năng suất và chất lượng cao, mùa màng bội thu.
- Phát triển bộ rễ, thúc đẩy quá trình quang hợp.
- Tăng sự phát triển của cây, đặc biệt là giai đoạn đẻ nhánh, hình thành hoa và hạt.
- Tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận như hạn, úng, sâu bệnh,..., giúp cây chống được lạnh, chống được nóng.
- Tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng khác.
Nên khi cây cần làm bông, phân hóa mầm hoa thì nên sử dụng phân NPK có hàm lượng Lân ( P ) cao ưu tiên các dong phân hữu cơ như Lân hữu cơ PK Sakura Nhật, phân tro gà dễ hấp thu, tác dụng tốt,…
♦ Phân kali là nhóm phân bón cung cấp chất dinh dưỡng kali dưới dạng ion K+. Là nguyên tố đa lượng cần thiết cho cây trồng trong giai đoạn cây trưởng thành: ra hoa, tạo quả, mọc rễ hình thành củ giúp cây cứng cáp, giúp trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và màu sắc trái…
Công dụng:
- Kích thích quang hợp, tăng khả năng chịu rét, chống chọi sâu bệnh, cây cứng chắc, ít đổ ngã.
- Giúp cho cây hấp thu được nhiều đạm hơn.
- Xúc tác cho việc tổng hợp đường, tinh bột, vitamin, chất xơ và protein.
- Đặc biệt cần thiết trong giai đoạn ra trái, giúp trái lớn hơn, hàm lượng đường tăng, màu sắc tươi hơn.
- Thời tiết khô hạn, cây thiếu nước, bón Kali giúp giảm quá trình thoát hơi nước của cây qua bề mặt lá qua cơ chế đóng lỗ khí, giúp cây tránh rơi vào tình trạng kiệt nước.
- Giảm tỉ lệ rụng, tăng tỷ lệ đậu quả, nâng cao chất lượng nông sản.
- Đạt chuẩn cả về mẫu mã, chất lượng tươi lâu hơn. Giảm tỷ lệ héo nhũn thối và hàm lượng nitrat.
Nên khi đang nuôi trái cần sử dụng phân NPK có hàm lượng Kali ( K) cao như: 12-11-18, 15-9-20 , 12-12-17…
♦ Trung - Vi lượng không dùng nhiều tuy nhiên nó rất cần thiết và không thể bỏ qua trong việc tổng hợp tất cả các chất khác giúp cân bằng dinh dưỡng trong cây trồng.
Mỗi nguyên tốt sẽ đóng một vai trò khác nhau như:
Canxi (Ca) nâng độ pH đất, chống rụng trái, thối trái, cây cứng chắc khỏe,
Magie (Mg): giúp cho cây xanh lá, giày lá, tăng cường quang hợp, tăng năng suất.
Lưu huỳnh (S): là thành phần cần thiết để cấu tạo nên protein và dầu. Thiếu lưu huỳnh gây ra triệu chứng quăn mép lá và cuộn tròn lại.
Kẽm (Zn): là chất vi lượng cũng cần một lượng khá lớn hơn các vi lượng khác. Kẽm giúp cây tăng sức đề kháng, làm lá xanh, tăng chất lượng nông sản.
Bo (B): là chất vi lượng cây chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu trong quá trình chăm sóc cây. Nếu thiếu sẽ dẫn đến kém năng suất, cây khó đậu trái và dễ rụng trái chất lượng nông sản kém theo. Nên bổ sung vào mỗi năm 2 - 3 lần đặc biệt cần bổ sung trước khi đậu trái.
Đồng (Cu): đồng cây cần một lượng rất nhỏ có tác dụng cố định Nito, khử nitrat, tổng hợp nên các chất điều hòa sinh trưởng, tạo mô lá mới. Ảnh hưởng nhiều đến sức chống chịu của cây với các ảnh hưởng từ môi trường.
Silic (Si): là chất vi lượng quan trọng tham gia vào kết cấu vách tế bào giúp cây đứng vững. ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, giảm thiểu bốc hơi nước giúp cây có khả năng chịu nóng, chịu hạn tốt hơn. Si đặc biệt quan trọng với các cây thuộc họ ngũ cốc như lúa, khoai mỳ, ngô, khoai, sắn.
Và một số loại trung – vi lượng khác có vai trò riêng giúp cây phát triển tốt hơn.
Đối với sầu riêng Trung - Vi lượng sẽ lấy dinh dưỡng tổng hợp vào trong trái, trái sẽ đầy đặn, màu sắc đẹp và ngọt trong giai đoạn nuôi trái, giúp trái hạn chế bị sượng cơm. Thiếu trung vi lượng cây sẽ gây ra các hiện tượng nấm bệnh trên lá, ngoài ra còn gây xì trái, rụng trái, nứt trái, lá kém xanh, sâu bệnh hại nấm tấn công nhiều hơn. Mỗi năm cần tăng cường cho cây khoảng 2 - 3 lần. Rất quan trọng cho quá trình nuôi trái, giúp tăng cường quá trình tổng hợp các chất khác như đạm, lân , kali...
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
Vật tư Nông nghiệp Trọng Nghĩa
Hotline: 0988 472 384 - 0948 19 7070