Nguyên nhân chậm phát triển và một số loại bệnh ở sầu riêng con - Cách khắc phục
NGUYÊN NHÂN SẦU RIÊNG CON CHẬM PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ LOẠI BỆNH THƯỜNG GẶP
Cây sầu riêng chưa bao giờ ngừng “hot” trong vài năm trở lại đây, biểu hiện là sự tăng trưởng của diện tích trồng sầu riêng con. Tuy nhiên, không phải người trồng nào cũng biết chăm sóc đúng cách để cây phát triển tốt. Trong quá trình trồng và chăm sóc cây sầu riêng, thường có một số vấn đề làm cho sầu riêng con chậm phát triển. Mời bà con cùng Vật tư nông nghiệp Trọng Nghĩa tìm hiều nguyên nhân và cách phát hiện kịp thời, xử lý nếu cây đang gặp phải giúp cây phát triển khỏe mạnh nhé.
Cây sầu riêng con mới trồng chưa thích nghi được với điều kiện tự nhiên nên ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển dinh dưỡng, trao đổi chất, sức chống chịu rất kém, dễ bị tác động bởi các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt độ, gió, sâu bệnh… Nếu chăm sóc không tốt sầu riêng sẽ còi cọc, chậm lớn. Để nâng cao tỷ lệ sống và giúp sầu riêng sinh trưởng tốt, ngoài việc chăm sóc đúng kỹ thuật, bón phân cân đối, bà con cần chủ động phòng chống một số bệnh trên cây sầu riêng con.
I. Một số nguyên nhân khiến sầu riêng chậm phát triển.
- Chất lượng giống kém: Cây già, rễ cọc nhiều, bo ghép không liền, giống yếu, mắc bệnh trước khi trồng.
- Đất trồng không phù hợp: Đất cằn cỗi, nhiễm mặn, nén chặt hoặc bị úng nước làm ngộp rễ. Độ pH không phù hợp cũng là nguyên nhân khiến cho rễ không phát triển.
- Dinh dưỡng không cân đối: Thiếu hoặc thừa phân bón đều khiến cây còi cọc, thậm chí cháy rễ.
- Ánh sáng : Sầu riêng ưu sáng, nên trồng phải cân đối khoảng cách, mật độ vừa phải. Có đủ sáng, thường xuyên để giảm ẩm độ. Tránh trồng xen kẽ rậm rạp khiến tán lá phát triển phát triển chậm, nguồn bệnh dễ lây lan.
- Tưới nước: Lượng nước không đáp ứng đủ nhu cầu của cây. Tạo mương rãnh thoát nước để vườn trồng thoát nước tốt trong mùa mưa.
- Sâu bệnh và côn trùng hại cây: Tuyến trùng, rầy xanh, nhện đỏ... cũng gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của sầu riêng con.
II. Một số dấu hiệu của bệnh ở cây sầu riêng con.
1. Bệnh vàng lá thối rễ
Sầu riêng con vàng lá thối rễ
- Nguyên nhân:
+ Bệnh thối rễ ở cây sầu riêng con do các chủng nấm nguy hiểm như Fusarium, Pythium, Phytophthora gây ra, ngoài ra tuyến trùng gây tổn thương rễ tạo điều kiện nấm bệnh xâm nhiễm nhanh hơn.
+ Nấm gây bệnh tồn tại sẵn trong vườn do đất quá ẩm ướt, khi đó nấm sẽ tấn công rễ cây con, rễ không thể hút nước và dinh dưỡng, từ đó lá bị úa vàng và rụng, rồi cây dần kiệt sức mà chết.
+ Vườn thoát nước kém, bị ngập úng trong mùa mưa, rễ cây bị ngập thiếu ôxy để hô hấp, chất độc tích lũy trong đất lâu ngày làm rễ bị ngộ độc và suy yếu, tạo điều kiện cho nấm nấm tấn công.
+ Đất trồng bị nén chặt, ít vi sinh vật có lợi, pH<5.5 là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.
2. Bệnh cháy lá, chết ngọn
Sầu riêng bị cháy lá chết ngọn
- Nguyên nhân: Do chuẩn nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra. Nấm này chủ yếu xuất hiện do điều kiện độ ẩm cao, thiếu ánh nắng, từ đó sợi nấm lây lan trực tiếp. Chúng phát triển mạnh vào mùa mưa và có khả năng lan truyền rất nhanh. Bệnh thường hại sầu riêng con ngay trong vườn ươm và những cây mới trồng.
-Biểu hiện: Bệnh cháy lá, chết ngọn làm khô hết lá, chết ngọn cây sầu riêng. Nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn thì cây con sẽ bị trụi lá. Các ngọn cây bị thối khiến cây không thể sinh trưởng và phát triển.
3. Bệnh thán thư
- Nguyên nhân : Do chủng nấm Collototrichum gloeosporioidess gây ra. Thường vào đầu mùa mưa hoặc những ngày có sương, bệnh thán thư thường xuất hiện.
- Biểu hiện: lúc đầu, vết bệnh thường phát sinh ở mép hay chóp lá, sau đó lan vào phía trong. Phần phiến lá có màu nâu đậm, vết bệnh điển hình là để lại các đường viền hình tròn có màu nâu đậm dọc theo hai bên gân chính của lá. Vết bệnh cũng có thể bắt đầu từ vết thương trên lá do côn trùng, rách do gió hay do chăm sóc. Bệnh nặng làm lá khô cháy dần và rụng sớm, trơ cành.
4. Bệnh đốm lá sầu riêng
- Nguyên nhân: Do nấm Phomopsis durionis gây ra các đốm trên lá.
- Biểu hiện: Cây sầu riêng xuất hiện các đốm hoại tử màu nâu đen, xung quanh có quầng vàng, như vết kim châm. Các vết bệnh lúc đầu có đường kính khoảng 1-2mm, sau đó lan rộng dần lên tới 10mm.
Lá bị nhiễm bệnh khiến khả năng quang hợp kém, thường rụng sớm, cây chậm phát triển.
***Biện pháp xử lý và phòng ngừa các loại bệnh trên:
+ Trước khi trồng sầu riêng bà con cần phải xử lí đất vườn nấm bệnh, tuyến trùng tồn tại trong đất tránh gây hại lên cây sầu riêng.
+ Chuẩn bị nền đất trồng tốt, tránh để tình trạng ngập úng, nước chảy tràn lan trên mặt vườn.
+ Đối với những cây đã bị bệnh quá nặng, không có khả năng phục hồi, nhà vườn cần nhổ bỏ mang ra khỏi vườn. Trước khi trồng lại vị trí đó cần xử lý và phơi nắng đất kĩ.
+ Bón bổ sung phân hữu cơ, phân vi sinh, phân chuồng ủ hoai mục để tăng cường lượng vi sinh vật có lợi trong đất, giúp đất tơi xốp, bón humic cân bằng độ pH, hạn chế bón phân vô cơ đối với sầu riêng dưới 1 năm tuổi vì rễ dễ tổn thương gây ra bệnh tuyến trùng rễ.
+ Đối với những cây đã bị bệnh không có khả năng phục hồi/cây có dấu hiệu bị bệnh cần tách riêng ra để điều trị hay nhổ bỏ mang ra khỏi vườn. Trước khi trồng lại vị trí đó cần xử lý đất kĩ lượng.
+ Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, tăng cường sức đề kháng cho cây.
+ Phun phòng định kỳ 15 ngày/lần, hoặc tăng giảm phù hợp với điều kiện mỗi vườn giúp tiêu diệt sạch và ngăn chặn sự lây lan các loại nấm khuẩn trên thân, cành, lá. Phun rệp/nhện/sâu khi phát hiện ngay hoặc phòng trừ định kỳ.
+ Bà con cần thường xuyên thăm vườn, theo dõi từng cây. Nếu phát hiện nấm bệnh gây hại, tiến hành tỉa bỏ phần bị bệnh để tránh lây lan diện rộng.
III. Phân bón hữu cơ cho sầu riêng’
1.Phân nở Nhật
Phân gà bột vi sinh nhập trực tiếp Nhật Bản
Phân gà viên nở Nhật
- Nhập khẩu trực tiếp 1 container 40 feet gồm 25500kg tương đương với 1700 bao loại 15kg có 2 dạng bột và dạng viên nở.
- Hàm lượng 55-70 OM
- NPK: 3-2-2, Humic: 4%
- Độ ẩm: 18% - 25%
2.Phân nở Hàn Quốc
Phân nở Hàn Quốc bao 20kg
- Nhập khẩu trực tiếp bao zin 20kg
- Hàm lượng: Hữu cơ 75-83 OM
- NPK : 3-2-2
3. Phân nở Pháp
Phân nở Pháp nhập trực tiếp bao 25kg
- Nhập khẩu bao 25kg, 1 cont 26 tấn với 16 kiện pallets, mỗi kiện 1625kg
- Hàm lượng: 75 -92 OM
- Đạm ( N ): 4,2 % - Lân ( P ): 2,8% - Kali ( K )2,2%
- Độ ẩm:5,1% - pH: 7
4.Phân nở Bỉ
Phân nở Bỉ hàm lượng 80 OM
- Nhập khẩu bao 25kg
- Hàm lượng: 75 -88 OM
- Đạm ( N ): 4 % - Lân ( P ): 3 % - Kali ( K )3%
- Độ ẩm: 12% - pH: 5 - Axit Humic 2,5%
Vật tư nông nghiệp Trọng Nghĩa
Hotline 0948 19 7070 – 0988 472 384
Nhập khẩu và phân phối các dòng phân bón hữu cơ Nhật, Bỉ, Hàn, Pháp